Nguyên nhân nào gây ra tình trạng ê buốt răng?

Nếu bạn đang phải hạn chế các thực phẩm lạnh hoặc đồ uống nóng vì ê buốt răng, có thể đã đến lúc bạn phải giải quyết triệt để tình trạng đau buốt này. Vậy nguyên nhân gây ê buốt răng là gì? Nguyên nhân có thể là bất kỳ các vấn đề liên quan đến tình trạng răng miệng, hãy liên hệ với nha sĩ để chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Răng ê buốt có thể do các lớp bảo vệ răng của bạn bị mài mòn. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA),phần thân răng hoặc vùng răng phía trên đường viền nướu của bạn, được bao phủ bởi một lớp men bảo vệ. Các chân răng bên dưới đường viền nướu được bảo vệ bằng một vật liệu gọi là lớp cement. Bên dưới men răng và lớp cement bảo vệ là lớp ngà, dễ bị phá vỡ hơn lớp cement bảo vệ. Ngà răng chứa các ống siêu nhỏ gọi là ống ngà. Khi men răng hoặc lớp ngà quanh chân răng bị mài mòn hoặc tổn thương, thì các ống ngà sẽ bị lộ ra ngoài. Khi hiện tượng tụt nướu và và lớp ngà răng bị loại bỏ, các chất dịch trong ống ngà sẽ chuyển động nhanh dưới tác động của nóng và lạnh, tạo ra sự thay đổi áp suất bên trong ống ngà làm hoạt hóa những sợi thần kinh trong răng tạo ra cảm giác ê buốt và đau.

Nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ê buốt răng. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm:
  • Mài mòn men răng do sử dụng bàn chải cứng và thói quen chải răng quá mạnh.
  • Hiện tượng mài mòn răng do thực phẩm và đồ uống có tính axit cao.
  • Sâu răng, miếng trám bị mòn, rò rỉ và răng bị vỡ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài.
  • Hiện tượng tụt nướu khiến bề mặt chân răng lộ ra ngoài.
  • Nghiến răng khi ngủ.
  • Nhạy cảm sau điều trị nha khoa cũng khá phổ biến nhưng chỉ là hiện tượng tạm thời, đặc biệt là với các thủ thuật mão răng, trám răng và tẩy trắng răng.

Răng ê buốt với từng độ tuổi

Răng ê buốt có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây của Tạp chí khoa học Jornal of Conservative Dentistry cho thấy người lớn từ 20 đến 50 tuổi có nhiều khả năng ê buốt nhất với con số tăng vọt về hiện tượng quá cảm ngà răng ở bệnh nhân từ 30 đến 40 tuổi. Mặc dù chưa rõ lý do chính xác của hiện tượng này, tuy nhiên nó có thể liên quan đến thực tế là cấu trúc vật lý của răng thay đổi theo độ tuổi. Tuy nhiên, những người lớn tuổi thường bị tụt nướu, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng răng ê buốt. Đôi khi, vấn đề chính là do men răng bị mài mòn theo thời gian.

Cách điều trị răng ê buốt?

Điều trị tại bệnh viện

Do các bệnh răng miệng nghiêm trọng thường sẽ khiến răng cực kỳ nhạy cảm, vì vậy đến gặp nha sĩ để được điều trị tận gốc là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Giải pháp chữa trị tình trạng này có thể liên quan tới thủ thuật mão răng, lớp trám inlay, hoặc trám bonding, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu gặp tình huống viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn nặng, bạn cũng cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Nha sĩ có thể giúp bạn với một kế hoạch điều trị phù hợp.

Nếu bạn bị mất mô nướu ở chân răng, nha sĩ có thể đề nghị phẫu thuật ghép nướu để che phủ phần chân răng giúp chúng được bảo vệ khỏi tổn hại. Nếu tình trạng ê buốt kéo dài và dần chuyển biến nặng, nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định xem có cần áp dụng phương pháp lấy tủy răng hay không, phương pháp mà theo Hiệp hội Nội nha Hoa Kỳ (AAE), là loại bỏ hoàn toàn dây thần kinh.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng, bạn có thể điều trị bằng một số thủ thuật đơn giản tại nhà. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng kem đánh răng chống ê buốt răng giúp bảo vệ bề mặt răng. Nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng Gel Fluoride giúp củng cố men răng hiện tại, làm giảm cảm giác được truyền đến dây thần kinh.

Tuy nhiên, cách điều trị tốt nhất cho chứng ê buốt răng là phòng ngừa từ sớm. Bạn sẽ không thể lấy lại được men răng khỏe mạnh khi chúng đã bị mài mòn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa răng ê buốt. Nó sẽ giúp củng cố sức khỏe cho răng và nướu bất kể hiện tượng ê buốt nghiêm trọng tới đâu. Lưu ý không đánh răng quá mạnh vì có thể làm mòn dần men răng. Hãy thử sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng giúp giảm ê buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.

Hãy trao đổi với nha sĩ nếu bạn đang bị ê buốt răng ở lần tái khám tiếp theo. Họ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác và gợi ý những phương án điều trị giúp bạn lấy lại nụ cười đầy tự tin.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét