Bệnh Nha Chu Là Gì? Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Phòng Ngừa

Thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cả nướu và răng của bạn. Mô nướu bị viêm hoặc nhiễm trùng là bệnh lý thường gặp, và nếu không được điều trị, có thể gây ra tổn thương cho xương hàm bên dưới `có chức năng nâng đỡ răng. Từ đó, răng dễ bị tổn thương và có thể bị lung lay. Những gì mà ban đầu chỉ là một dấu hiệu viêm không đáng kể có thể kết thúc bằng việc mất răng.

Bệnh Nha Chu Là Gì?

Bệnh viêm nha chu đề cập đến các mức độ nhiễm trùng khác nhau ở các mô nướu. Một số trường hợp của bệnh lý này tương đối dễ điều trị trong khi những trường hợp khác cần sự can thiệp một cách nghiêm túc để ngăn ngừa mất răng. Nhiễm trùng nướu là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt là ở dạng viêm nướu nhẹ.

Theo WebMD, viêm nướu là tình trạng nướu bị viêm nhiễm và là tiền thân của bệnh nha chu. Đó cũng là một tín hiệu cho thấy cần phải chăm sóc răng miệng tích cực để ngăn bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn. Viêm lợi tương đối dễ điều trị. Nếu bạn kiểm soát bệnh viêm lợi kịp thời, bạn có thể tránh được nguy cơ của bệnh nha chu nghiêm trọng mà có thể cần phải thực hiện các thủ thuật động đến dao kéo.

Nha chu là một bệnh lý viêm nhiễm ảnh hưởng đến các mô nâng đỡ răng. Mô nướu bị viêm, túi nha chu phát triển ở nơi vi khuẩn đã xâm nhập vào bên dưới mô nướu và tình trạng tụt nướu - chân răng lộ ra ngoài - có thể xảy ra. Khi tình trạng nhiễm trùng lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn, mô nướu và xương sẽ bị tổn thương. Răng trở nên lung lay và nếu tình trạng này không được điều trị, tình trạng mất răng có thể xảy ra.

Bệnh nha chu đôi khi tiến triển mà không có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng bạn có thể nhận thấy một hoặc một vài triệu chứng sau:
  • Nướu răng sưng hoặc tấy đỏ.
  • Nướu bị chảy máu khi bạn chải răng.
  • Nướu trở nên nhạy cảm.
  • Mô nướu bị tụt.
  • Có mủ ở đường viền nướu.
  • Hôi miệng hoặc đắng miệng.
Bạn nên chia sẻ với nha sĩ nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng trên. Tại phòng khám nha khoa, trợ tá nha khoa của bạn sẽ kiểm tra độ sâu của túi nha chu giữa nướu và răng. Túi nha chu sâu là một triệu chứng ban đầu của bệnh nha chu đang có tiến triển xấu.

Điều Trị Bệnh Nha Chu Như Thế Nào?

Nếu viêm nướu được phát hiện ở giai đoạn đầu, việc điều trị có thể khá đơn giản, bằng cách làm vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp thường xuyên hơn, khoảng 3 đến 4 tháng một lần. Tuy nhiên, khi bệnh lý này tiến triển thành bệnh nha chu, việc điều trị trở nên phức tạp hơn và có thể liên quan đến các thủ thuật như:

Vệ sinh chân răng và lấy vôi răng. TheoHọc viện Nha chu Hoa Kỳ (AAP), đây là cách vệ sinh sâu giúp loại bỏ mảng bám và vôi răng dưới đường viền nướu. Thủ thuật này có thể được thực hiện sau khi bệnh nhân được gây tê cục bộ.


Phẫu thuật nướu. WebMD mô tả các quy trình phẫu thuật được sử dụng để khắc phục các tổn thương do nhiễm trùng. Các thủ thuật bao gồm cắt nướu để loại bỏ mô bị nhiễm trùng, thủ thuật vạt nướu để làm sạch bên dưới đường viền nướu nhằm loại bỏ vi khuẩn gây nhiễm trùng và vôi răng ở chân răng trong trường hợp túi nha chu lớn hơn 5 mm và thủ thuật ghép nướu đối với trường hợp mô nướu bị tụt.


Các thủ thuật tái tạo. Những phương pháp điều trị này được sử dụng để khắc phục tổn thương xương và mô. Theo AAP, Bác sĩ chuyên khoa nha chu của bạn sẽ mở khu vực bị tổn thương để loại bỏ nhiễm trùng khỏi mô nướu. Sau đó, bác sĩ sẽ ghép xương, màng (bộ lọc) hoặc các protein kích thích mô để tạo điều kiện cho xương và mô tái tạo.

Bệnh nha chu của bạn càng trở nên nghiêm trọng, việc điều trị có khả năng càng khó năng phải sử dụng đến các thủ thuật cần đến dao kéo. Để tránh phải thực hiện phẫu thuật, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Làm Cách Nào Để Ngăn Ngừa Bệnh Nha Chu?

Kẻ thù lớn nhất của bệnh nha chu là gì? Chải răng và dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và các mảnh thức ăn khỏi miệng, đồng thời mát xa cho nướu để làm tăng lưu lượng máu đến mô nướu. Chải răng kỹ lưỡng là điều vô cùng cần thiết. Đảm bảo chải răng trong 2 phút và làm sạch tất cả các bề mặt răng. Nha sĩ của bạn có thể đề nghị một loại bàn chải đánh răng phù hợp với tình trạng của bạn và hướng dẫn bạn dùng chỉ nha khoa đúng cách.

Thường xuyên đến gặp nha sĩ là điều quan trọng để ngăn ngừa bệnh nha chu. Trong mỗi lần khám răng, nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng nướu và các mô miệng khác của bạn. Việc đo các túi nha chu xung quanh răng sẽ cho phép nha sĩ phát hiện các dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh nha chu.

Chăm sóc nướu răng cũng quan trọng không kém việc chăm sóc răng đối với sức khỏe lâu dài của răng miệng. Trên thực tế, người trưởng thành bị mất răng chủ yếu là do bệnh nha chu. Nếu bạn theo dõi chặt chẽ sức khỏe răng miệng của mình và thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng thường xuyên, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc phải căn bệnh khó chịu này.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét