Răng hô hàm trên có niềng răng được không?

 

Niềng răng được biết đến là phương pháp chỉnh nha hiện đại, giúp khắc phục các tình trạng răng miệng như hô, vẩu, móm,…rất hiệu quả. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhiều người băn khoăn rằng niềng răng hô hàm trên được không và hiệu quả của việc niềng răng hàm trên. Để tìm được câu trả lời phù hợp, hãy cùng đọc bài viết bên dưới đây.

Răng hô hàm trên là thế nào?

Răng hô còn được gọi với những cái tên khác là răng vẩu, cắn hô vẩu, răng vổ,…Đây là một trong các vấn đề răng miệng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Người bị hô thường có khuôn mặt kém cân đối, mất tự tin khi giao tiếp. 

Biểu hiện răng hô hàm trên

Biểu hiện cụ thể của răng hô hàm trên là sự sai lệch khớp cắn, trong đó, sự tương quan giữa hàm trên và hàm dưới không khớp nhau. Hàm trên có xu hướng chìa ra ngoài quá mức so với hàm dưới. 

Răng hô hàm trên thường có biểu hiện hàm trên chìa ra ngoài so với hàm dưới

Răng hô hàm trên gây ảnh hưởng gì?

Răng hô hàm trên gây ra một số ảnh hưởng đáng kể cho người gặp phải tình trạng này, cụ thể như sau:

  • Gây ra những khó khăn trong quá trình ăn uống, ảnh hưởng đến cơ nhai. Từ đó, gián tiếp tác động đến hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể để lại hệ lụy nghiêm trọng đó là các bệnh lý về khớp thái dương hàm. 

  • Răng hô hàm trên còn khiến cho răng mọc lệch lạc, tạo nên các khoảng trống giữa các răng. Theo đó, thức ăn dễ mắc hoặc vướng vào các vị trí này, tạo thành các ổ vi khuẩn gây ra các bệnh về nha chu hoặc viêm nướu. 

  • Ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến cho khuôn mặt trở nên mất cân đối, không hài hòa. 

  • Răng hô hàm trên cũng khiến người gặp phải không thể phát âm một cách “tròn vành, rõ chữ”.

Răng hô hàm trên có thể gây ra các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, sâu răng

Răng hô hàm trên có niềng răng được không?

Niềng răng hô là hình thức chỉnh nha được khuyến khích để cải thiện vấn đề răng hô hàm trên. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp hô do răng. Còn đối với tình trạng hô do hàm thì cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật. 

Vì vậy, để có thể tìm được giải pháp điều trị thích hợp, bạn cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng răng hô hàm trên của bản thân.

  • Hô do răng: răng mọc lệch, sai tư thế trên khung hàm. Các răng mọc chồng chéo lên nhau, không tạo được đường cong với phương thẳng đứng mà có xu hướng chìa thẳng ra ngoài. Khớp cắn trong trường hợp này vẫn khá cân đối với nhau. 

  • Hô do hàm: Xương hàm phát triển một cách quá mức khiến cho răng mọc sai lệch, không theo một trật tự nhất định. Đối với hô do hàm, khớp cắn không khớp nhau, gây khó khăn trong vấn đề ăn uống hằng ngày. 

Để xác định hô do hàm hay hô do răng, bạn nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán chính xác. Nguồn: Zenyum.

Phương pháp niềng răng hô hàm trên có thể áp dụng

Nếu tình trạng của bạn là hô do răng, bạn hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp niềng răng chỉnh nha để cải thiện.

Để điều chỉnh răng hô hàm trên hiệu quả, nha sĩ thường sẽ áp dụng niềng cả hai hàm. Việc này sẽ tạo sự căn chỉnh đều đặn cho toàn bộ hàm. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng hô phổ biến:

Phương pháp niềng răng mắc cài

Niềng răng hô hàm trên với niềng răng mắc cài là việc sử dụng các khí cụ nha khoa như dây cung và mắc cài (có thể được làm bằng kim loại, sứ,…) gắn lên hàm răng trên của bạn. Đây là phương pháp chỉnh nha truyền thống, được áp dụng khá nhiều tại các nha khoa hiện nay.

Ưu điểm:

  • Cho hiệu quả chỉnh nha tối ưu và nhanh chóng.

  • Mắc cài thường được làm từ các nguyên liệu có độ bền khá cao (trừ sứ) nên ít gặp phải tình trạng vỡ mắc cài. 

Nhược điểm:

  • Không đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người mang.

  • Có thể gây ra tình trạng kích ứng và trầy xước ở môi hoặc nướu.

  • Gây khó khăn trong vấn đề vệ sinh răng miệng cũng như ăn uống.

  • Dễ gặp phải tình trạng bung hoặc tuột mắc cài.

Niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng hô với phương pháp niềng mắc cài bị hạn chế về tình thẩm mỹ 

Niềng răng hô hàm trên có phải nhổ răng không?

Niềng răng hô hàm trên có phải nhổ răng không phụ thuộc rất lớn vào tình trạng răng miệng hiện tại của bạn. Trong quá trình thăm khám, nếu hàm răng trên có đủ khoảng trống để răng có thể dịch chuyển đến vị trí như mong muốn thì nha sĩ sẽ bỏ qua bước nhổ răng trong phác đồ điều trị của bạn. Ngược lại, trong trường hợp hàm trên không có khoảng trống phù hợp, nha sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng cần thiết. 

>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Niềng răng hô:

Niềng răng hô Niềng răng hô bao nhiêu tiền Hô hàm có niềng răng được không Niềng răng hô giá bao nhiêu Niềng răng hô có phải nhổ răng không

Hai răng cửa hô

Nguồn: VNCare

Đăng nhận xét

0 Nhận xét