Niềng răng là phương pháp chỉnh nha thích hợp để cải thiện các tình trạng răng miệng như hô, móm, vẩu,…Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người thắc mắc rằng liệu niềng răng hô có phải nhổ răng không. Để tìm hiểu câu trả lời cũng như một số vấn đề xoay quanh việc nhổ răng khi niềng răng, cùng đọc ngay bài viết bên dưới đây.
Niềng răng hô có khó không? Có lâu không?
Ngày nay, dưới sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc niềng răng hô đã trở nên đơn giản hơn, nhất là khi bạn lựa chọn thực hiện tại các nha khoa uy tín và chất lượng. Cụ thể, những yếu tố như bác sĩ có chuyên môn cao, cơ sở vật chất hiện đại cùng các yếu tố liên quan khác sẽ là những nhân tố quyết định niềng răng hô có khó không.
Niềng răng hô có khó không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố (Nguồn: Sưu tầm)
Thông thường, thời gian niềng răng hô cần khoảng 18 đến 24 tháng để răng có thể trở về đúng vị trí mong muốn trên khuôn hàm. Tuy nhiên, trên thực tế, niềng răng mất bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
Tình trạng răng miệng hiện tại và mức độ sai lệch của răng: răng hô 1 hàm sẽ có thời gian nắn chỉnh ngắn hơn răng hô 2 hàm.
Độ tuổi: người trưởng thành thường sẽ có thời gian chỉnh nha dài hơn trẻ vị thành niên. Bởi lúc này, cấu trúc xương hàm của người lớn đã cứng lại, khó để răng có thể di chuyển.
Phương pháp niềng răng: Trên thị trường có nhiều phương pháp niềng răng có ưu – nhược điểm khác nhau như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt,…Vì sử dụng khí cụ cũng như có phương thức vận hành khác nhau nên thời gian niềng răng cũng sẽ có sự khác biệt ở mỗi phương pháp niềng răng.
Niềng răng hô ở người trưởng thành thường kéo dài hơn lứa ở tuổi vị thành niên (Nguồn: Sưu tầm)
Niềng răng hô có phải nhổ răng không?
Niềng răng hô có phải nhổ răng không là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi mới bắt đầu tìm hiểu về phương pháp niềng răng chỉnh nha.
Niềng răng hô thường nhổ những răng nào?
Bên cạnh vấn đề niềng răng hô có phải nhổ răng không, nhiều người cũng đặt câu hỏi liệu rằng những răng nào sẽ được nhổ khi niềng răng hô? Thông thường, nha sĩ sẽ chỉ định loại bỏ các răng ở vị trí số 4, số 5 và số 8 (răng khôn). Tổng số răng cần nhổ sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Khi thực hiện khám tổng quát, nha sĩ sẽ đưa ra số liệu cụ thể cho bạn.
Nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm không?
Ngoài thắc mắc niềng răng hô có phải nhổ răng không, nhổ răng khi niềng răng hô có nguy hiểm gì cũng là vấn đề khiến nhiều người lo lắng khi niềng răng chỉnh nha.
Thực tế cho thấy, việc nhổ răng không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào đến sức khỏe, đặc biệt là hệ thần kinh như những lời đồn đại. Trừ trường hợp nha sĩ có tay nghề kém, sử dụng dụng cụ nạy quá mức hoặc tác động mạnh đến phần mô mềm xung quanh hoặc bạn phải nhổ quá nhiều răng cùng một lúc thì mới khiến thần kinh bị tổn thương.
Nhổ răng theo đúng trình tự và quy chuẩn sẽ giúp giảm thiểu tác động lực đến các mô mềm và xương quai hàm, ít gây chảy máu và cảm giác sưng hoặc đau. Đến ngày thứ 3 sau nhổ răng là bạn có thể ăn uống và sinh hoạt lại như bình thường mà không cần lo lắng về bất kỳ biến chứng nào.
Những lưu ý quan trọng khi niềng răng hô
Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng
Cách chăm sóc răng miệng khi niềng răng đầy đủ các bước sẽ giúp hạn chế tình trạng sâu răng, răng ố vàng xảy ra trong suốt quá trình niềng răng. Bạn nên lựa chọn các loại bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng như bàn chải kẽ hay tăm nước để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn ở trên răng. Sau khi đánh răng, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để nâng cao khả năng làm sạch khoang miệng hiệu quả.
Sử dụng bàn chải kẽ để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng (Nguồn: Zenyum)
Chế độ ăn uống khi niềng răng hợp lý
Việc gắn mắc cài hay mang khay niềng trong suốt có thể gây khó khăn cho bạn trong khi ăn uống. Trong quá trình niềng răng, bạn nên chọn các thực phẩm có độ mềm, dễ nhai bởi những loại thức ăn quá dai hoặc cứng sẽ khiến cho xương hàm của bạn phải hoạt động nhiều, vô tình gây ảnh hưởng đến việc nắn chỉnh răng.
Nên chọn các loại thực phẩm mềm để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha (Nguồn: Sưu tầm)
Tái khám định kỳ
Bạn nên tuân thủ theo thời gian chỉ định tái khám của nha sĩ đưa ra để họ có thể theo dõi được tình trạng răng miệng của bạn. Từ đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, nha sĩ sẽ kịp thời xử lý, tránh gây ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha.
Tái khám định kỳ để nha sĩ có thể theo dõi tình trạng răng miệng của bạn và giải quyết các vấn đề xảy ra một cách kịp thời (Nguồn: Zenyum)
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Niềng răng hô:
Niềng răng hô Niềng răng hô bao nhiêu tiền Hô hàm có niềng răng được không Niềng răng hô giá bao nhiêu Niềng răng hô hàm trên Niềng răng hô có phải nhổ răng không
Nguồn: VNCare
0 Nhận xét