Niềng răng khớp cắn sâu và quy trình điều trị

 

Khớp cắn sâu là một trong những tình trạng sai lệch khớp cắn khá phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ cũng như nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về răng hàm. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này và cách điều trị khớp cắn sâu hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Khớp cắn sâu là gì?

Khớp cắn sâu là tình trạng sai lệch khớp cắn, trong đó phần hàm dưới bị cụp sâu, gần như bị che khuất hoàn toàn bởi hàm trên. Điều này khiến tương quan giữa phần trán, mũi, cằm trở nên mất cân đối, gây cảm giác gãy khúc nhẹ.

Khi nào khớp cắn gọi là khớp cắn sâu?

Với một người bình thường, độ cắn sâu ở mức 2-3mm. Khi vượt quá mức này được xem là khớp cắn sâu. Để có được những đánh giá chính xác nhất, bạn nên đến nha sĩ để được kiểm tra và đo lường mức độ theo tỷ lệ che lấp giữa răng trên và răng dưới.  

răng hô nặng

Hình ảnh minh họa khớp cắn sâu (Nguồn: Sưu tầm)

Nguyên nhân gây ra khớp cắn sâu

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng khớp cắn sâu. Trong đó, yếu tố do di truyền, bẩm sinh chiếm đến khoảng 70%. Trường hợp này do xương hàm trên phát triển quá mạnh hoặc xương hàm dưới kém phát triển so với thông thường khiến khớp cắn tụt sâu vào bên trong gây mất cân đối.

Ngoài ra, tình trạng khớp cắn sâu còn có thể do một số nguyên nhân khác như mất răng sữa sớm, các thói quen xấu kéo dài trong thời gian xương hàm đang phát triển như chống cằm, đẩy lưỡi, mút tay…

Tác hại của tình trạng khớp cắn sâu

Tình trạng khớp cắn sâu có thể gây nên một số tác hại như:

  •  Gây mất thẩm mỹ: Khớp cắn sâu khiến cho khuôn mặt trở nên mất cân đối, cằm ngắn và nụ cười kém duyên hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tự tin của mỗi người, đặc biệt là những người làm công việc phải giao tiếp nhiều.

  •  Tăng nguy cơ sâu răng: Tình trạng khớp cắn sâu khiến răng hàm dưới tiếp xúc thường xuyên với nướu hoặc mặt trong của răng hàm trên, khiến men răng bị mài mòn nhanh hơn. 

  •  Tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu răng: Những tình trạng khớp cắn sâu nghiêm trọng có thể dẫn đến nguy cơ tụt nướu do răng dưới tiếp xúc thường xuyên với đường viền nướu của răng trên. Ngoài ra, một số bệnh khác như viêm nướu hoặc nha chu cũng sẽ dễ xuất hiện hơn.

  •  Viêm khớp thái dương hàm: Đây được xem là một trong những biến chứng nặng nhất mà tình trạng khớp cắn sâu có thể gây ra. Do khớp cắn bị lệch, lực tác động trong quá trình ăn nhai ở khu vực thái dương hàm sẽ không đồng đều. Về lâu dài có thể dẫn đến rối loạn chức năng hàm và các cơ kiểm soát chuyển động của hàm. Triệu chứng phổ biến của tình trạng này có thể kể đến như: đau hàm, đau cổ, mặt, đau đầu, đau tai, cứng khớp…

Những cách điều trị khớp cắn sâu hiệu quả

Để điều trị tình trạng khớp cắn sâu, bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

Nhổ răng khắc phục khớp cắn sâu

Đối với tình trạng khớp cắn sâu, có thể lựa chọn phương pháp nhổ răng để tạo không gian cho răng di chuyển thẳng hàng.
Nhổ răng không phải là cách khắc phục khớp cắn sâu hiệu quả

Phẫu thuật hàm

Với các trường hợp khớp cắn sâu nghiêm trọng có thể chọn phương pháp phẫu thuật hàm để khắc phục. Theo đó, các bác sĩ sẽ can thiệp phẫu thuật, cắt, tạo hình và định vị lại răng miệng. Đây là cách điều trị rất phức tạp và tốn kém chi phí, cần nhiều thời gian để phục hồi.

Niềng răng khớp cắn sâu

Trong số các phương pháp chỉnh nha để cải thiện khớp cắn sâu không quá nghiêm trọng, niềng răng vẫn được xem là giải pháp mang đến hiệu quả cao nhất.

Niềng răng mắc cài điều trị khớp cắn sâu

Niềng răng mắc cài là phương pháp niềng truyền thống và phổ biến. Theo đó, các bác sĩ sẽ sử dụng một bộ khí cụ nha khoa gồm mắc cài và dây cung để tạo lực kéo, giúp dịch chuyển khớp cắn về đúng vị trí mong muốn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ mất thời gian dài từ 1-3 năm và mang đến nhiều trải nghiệm khi các mắc cài được gắn cố định vào răng.

niềng răng mắc cài kim loại

Niềng răng mắc cài có thể cải thiện khớp cắn sâu nhưng trải nghiệm niềng kém thoải mái (Nguồn: Sưu tầm) 

Cũng giống như các khuyết điểm về răng khác, khớp cắn sâu có thể gây ra rất nhiều vấn đề về lâu dài nếu bạn không khắc phục kịp thời. Tùy theo điều kiện thực tế, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các phương pháp được giới thiệu ở trên để nhanh chóng có được cười tự tin cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng của bản thân.

>>> Xem thêm thông tin chi tiết về:

Niềng răng lệch khớp cắn

Lệch khớp cắn là gì

Các dạng sai lệch khớp cắn

Khớp cắn chuẩn

Khớp cắn ngược

Khớp cắn chéo

Khớp cắn đối đầu


Nguồn: VNCare

Đăng nhận xét

0 Nhận xét