6 dạng sai khớp cắn thường gặp và giải pháp

 

Tình trạng sai lệch khớp cắn vừa có thể tạo ra do nguyên nhân di truyền hoặc thói quen trong hoạt động hằng ngày. Các dạng sai khớp cắn thường gặp có thể kể đến như khớp cắn sâu, khớp cắn ngược,….Trước tiên, cùng đọc bài viết này để tìm hiểu về khái niệm, cách nhận biết 6 tình trạng sai khớp cắn thường gặp.

Khái niệm, cách nhận biết 6 tình trạng sai khớp cắn thường gặp

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là tình trạng răng ở hàm trên bao phủ cả phần răng ở hàm dưới. Khớp cắn sâu là hệ quả của cấu trúc xương hàm, khi hàm dưới có kích thước nhỏ hơn so với hàm trên, với sự chênh lệch về kích thước đáng kể. Nếu không được chữa trị kịp thời, khớp cắn sâu sẽ ảnh hưởng đến răng ở vị trí hàm dưới, cụ thể hơn, đó là hư tổn về men răng vì răng chịu nhiều áp lực tác động. Về lâu dài điều này sẽ ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm có thể gây ra tình trạng loạn khớp thái dương hàm nguy hiểm.

Không những ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, khớp cắn sâu còn gây mất thẩm mỹ, khuôn mặt thiếu cân đối, tạo ra tâm lý thiếu tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày. 

Khớp cắn ngược

Khớp cắn ngược là tình trạng răng hàm dưới bao lấy răng hàm trên khiến cho gương mặt trở nên mất cân đối, phần cằm bị đưa ra về phía trước. Đồng thời tình trạng này cũng ảnh hưởng đến việc giao tiếp cũng như ăn nhai và khiến các nhóm răng hàm dưới dễ bị tổn thương.     

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, có thể là do di truyền hoặc thói quen xấu như thường xuyên dùng lưỡi đẩy răng. Khớp cắn ngược có thể hình thành do xương hoặc do cấu trúc cả hàm, tùy từng tình trạng răng mà sẽ có phương pháp điều trị phù hợp.

Với những trường hợp sai khớp nặng do xương hàm thì phẫu thuật là biện pháp chữa trị tốt nhất. Còn đối với tình trạng khớp cắn ngược nhẹ, niềng răng có thể giúp bạn cải thiện vấn đề này. Bằng cách tạo ra lực kéo và dịch chuyển răng về vị trí đúng, bạn sẽ có khuôn răng thẳng đều hơn. 

Khớp cắn chéo

Khớp cắn chéo là tình trạng hai cung hàm không đối xứng nhau theo như một khung hàm tự nhiên của con người. Đường cười của bạn sẽ bị gấp khúc tại khe răng cửa, có nhóm răng cửa hàm trên sẽ cắn trùm hàm dưới và có nhóm răng thì nằm về phía trong tạo nên sự lệch lạc không cân xứng. 

Khớp cắn chéo có thể hình thành do răng sữa không được nhổ sớm khiến răng vĩnh viễn thiếu vị trí để mọc lên cho nên gây ra tình trạng mọc xô lệch. Bên cạnh đó, thói quen thở bằng miệng hoặc thói quen xấu lúc nhỏ lâu dài cũng sẽ góp phần tạo nên tình trạng này.

Để điều trị khớp cắn chéo, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ trước bởi tùy theo mức độ phức tạp mà bạn có thể sẽ phải thực hiện ca tiểu phẫu hoặc sử dụng phương pháp chỉnh nha để cải thiện hàm răng của mình.

Khớp cắn đối đầu

Thay vì hàm trên cắn trùm lên hàm dưới như hàm răng bình thường, khớp cắn đối đầu là tình trạng đỉnh răng cửa hàm trên cắn thẳng vào đỉnh răng cửa hàm dưới. Do giữa hai hàm trên dưới không có độ trượt tự nhiên cho nên việc ăn nhai sẽ gặp khó khăn và tạo áp lực lên cung hàm của bạn. Bên cạnh đó, răng sẽ dễ vỡ, mẻ do va chạm vào nhau thường xuyên. 

Niềng răng có là giải pháp thích hợp cho tình trạng sai khớp cắn không?

Hiện nay có nhiều phương pháp hiện đại để giải quyết vấn đề về khớp cắn (khớp cắn sâu, khớp cắn ngược,…). Trong đó giải pháp niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp niềng hiện đại từ Singapore được nhiều người ưa thích với khay niềng trong suốt thẩm mỹ có thể tháo lắp và quy trình niềng tiện lợi. 

Trước khi bắt đầu với Zenyum, bạn sẽ được đánh giá răng miễn phí xem tình trạng răng đang ở mức độ nào và có phù hợp với niềng răng trong suốt hay không. Nếu tình trạng của bạn không quá phức tạp, bạn có thể được áp dụng liệu trình niềng răng trong suốt ZenyumClear™ với chi phí chỉ 37.000.000 VNĐ.

Niềng răng trong suốt Zenyum được yêu thích với khay niềng trong suốt thẩm mỹ

Hơn nữa, với ứng dụng độc quyền của Zenyum, bạn có thể theo dõi khoảng thời gian mang khay một cách tiện lợi. Ứng dụng còn có chức năng hỗ trợ bạn nhanh chóng gửi hình ảnh răng đến bác sĩ, hay đội ngũ chuyên viên Zenyum ngay vào mỗi thời điểm bạn cần tư vấn trong quá trình niềng răng.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét