Niềng răng là gì? Niềng răng là phương pháp thẩm mỹ giúp điều chỉnh các khuyết điểm của răng miệng, giúp bạn có được vẻ đẹp tự tin khi giao tiếp. Tuy nhiên, niềng răng hết bao nhiêu tiền và mất bao lâu thường là thắc mắc chung của rất nhiều người. Cùng đọc ngay bài viết bên dưới đây để tìm câu trả lời nhé!
Vì sao phải niềng răng?
Niềng răng thẩm mỹ đang được rất nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay. Những khuyết điểm như: răng hô, răng móm, khấp khểnh, lệch khớp cắn,…đều sẽ được chỉnh sửa hoàn mỹ.
Niềng răng giúp cho khuôn mặt trở nên hài hòa và cân đối, tăng thêm phần tự tin khi giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày (Nguồn: Zenyum)
Các phương pháp niềng răng phổ biến hiện nay
Phương pháp niềng răng mắc cài kim loại
Mắc cài kim loại là phương pháp niềng răng thông dụng có từ lâu đời. Kim loại được sử dụng thường là thép không gỉ, inox.
Ưu điểm:
Thun buộc cố định dây cung và mắc cài có độ đàn hồi tốt, đảm bảo răng được điều chỉnh liên tục và hiệu quả.
Mắc cài kim loại không làm xáo trộn khớp cắn, đảm bảo quá trình nhai vẫn diễn ra bình thường.
Chi phí thấp hơn các phương pháp khác.
Thời gian điều trị hợp lý.
Niềng răng mắc cài sử dụng dây cung và mắc cài có độ đàn hồi tốt, đảm bảo răng được điều chỉnh hiệu quả (Nguồn: Zenyum)
Nhược điểm:
Mắc cài sẽ bị lộ khi giao tiếp, gây mất thẩm mỹ.
Phải đi gặp nha sĩ thường xuyên vì mắc cài dễ bị bung.
Miệng và các mô trong miệng dễ bị tổn thương khi tiếp xúc với mắc cài.
Có thể gây ứng nướu.
Trong thời gian đầu phải chia nhỏ thức ăn để nhai.
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ
Mắc cài sứ có hình dạng và cấu tạo tương tự mắc cài kim loại. Tuy nhiên, mắc cài được chế tạo từ sứ nên có tính thẩm mỹ hơn.
Ưu điểm:
Màu sắc trùng màu răng nên mang tính thẩm mỹ cao.
Thân thiện với môi trường, không gây kích ứng.
Nhược điểm:
Mắc cài dễ bị vỡ nếu va chạm mạnh.
Dễ bị xỉn màu nếu vệ sinh không đúng cách.
Chi phí cao hơn mắc cài kim loại.
Phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc
Mắc cài tự buộc là phương pháp niềng răng cải tiến của hai phương pháp trên. Loại niềng răng này được bổ sung thêm chốt đóng tự động mang lại hiệu quả cao hơn.
Ưu điểm:
Không sử dụng dây thun nên có tính thẩm mỹ cao.
Dễ dàng vệ sinh hàng ngày.
Sự kết hợp giữa dây cung và mắc cài đóng tự động giúp quá trình chỉnh nha diễn ra liên tục.
Nhược điểm:
Chi phí niềng răng cao hơn hai phương pháp trên.
Đòi hỏi bác sĩ có trình độ kỹ thuật chuẩn xác.
Phương pháp niềng răng mắc cài mặt trong
Thay vì gắn niềng răng mắc cài bên ngoài mặt răng như các phương pháp trên, loại mắc cài này mang tính thẩm mỹ cao hơn khi gắn vào vị trí bên trong của răng. Điều này giúp bạn tự tin, thoải mái khi giao tiếp.
Ưu điểm:
Hữu dụng với nhiều trường hợp khác nhau.
Có tính thẩm mỹ cao.
Nhược điểm:
Dễ xảy ra tình trạng lưỡi chạm mắc cài gây tổn thương.
Khó vệ sinh răng miệng.
Chi phí cao và đòi hỏi bác sĩ phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt.
Niềng răng mất bao lâu?
Thông thường, thời gian niềng răng trung bình dao động từ 18 – 24 tháng. Ở một số trường hợp có tình trạng răng phức tạp như hô, móm nặng, răng xô lệch nhiều, thời gian niềng răng sẽ kéo dài, có khi lên đến vài năm.
Độ tuổi đóng một vai trò quan trọng quyết định thời gian niềng răng là ngắn hay dài. Theo các khuyến nghị của Bộ Y Tế, độ tuổi niềng răng lý tưởng là từ 8 – 18 tuổi. Bởi trong khoảng thời gian này, khung xương hàm dễ uốn nắn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chỉnh nha.
Ngoài ra, thời gian niềng răng cũng phụ thuộc vào phương pháp niềng mà bạn lựa chọn.
Đối với niềng răng bằng mắc cài: Bạn có thể lựa chọn mắc cài sứ, kim loại hoặc mắc cài mặt trong. Thời gian niềng thường kéo dài từ vài tháng cho đến vài năm.
Đối với niềng răng trong suốt: khay niềng trong suốt được thiết kế riêng cho từng tình trạng răng miệng khác nhau. Do vậy, thời gian niềng sẽ tương đối ngắn hơn, chỉ mất từ 3 cho đến 15 tháng.
Niềng răng trong suốt có thời gian niềng ngắn hơn, dao động từ 3 đến 15 tháng (Nguồn: Zenyum)
Cuối cùng, sự tuân thủ của bạn trong suốt quá trình niềng răng cũng góp phần làm rút ngắn hoặc kéo dài thời gian niềng răng. Cụ thể, nếu bạn không tái khám đúng hẹn hoặc làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ một cách nghiêm túc, bạn có thể sẽ phải mang niềng răng lâu hơn so với mốc thời gian đã được bác sĩ thông báo lúc thăm khám cho bạn trước đó.
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề niềng răng hết bao nhiêu tiền và thời gian niềng răng mất bao lâu. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ bổ sung thêm được nhiều thông tin bổ ích xoay quanh phương pháp niềng răng thẩm mỹ.
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Niềng răng là gì:
Niềng răng có tốt không Niềng răng có tác dụng gì Niềng răng có đau không Niềng răng mất bao lâu Bảng giá niềng răng Niềng răng 1 hàm Có nên niềng răng không Niềng răng có hại không
Nguồn: VNCare
0 Nhận xét