Niềng răng là gì, niềng răng có đau không là nỗi lo lắng của nhiều người trước khi thực hiện quá trình niềng răng. Cùng tìm hiểu thực chất niềng răng có đau không và niềng răng đau nhất giai đoạn nào? Những cách giảm đau khi niềng răng hiệu quả nhất sẽ được tiết lộ qua bài viết.
Niềng răng có đau không?
Niềng răng là biện pháp sử dụng các khí cụ nha khoa để nắn chỉnh răng về đúng vị trí trên khung hàm, giúp răng đều đặn và chuẩn khớp cắn. Khi dây cung niềng răng và mắc cài tạo áp lực để dịch chuyển răng sẽ gây ra những cảm giác căng tức và ê buốt nhất định. Tuy nhiên, những cơn đau này xuất hiện trong khoảng 3 – 4 ngày đầu mỗi lần bác sĩ siết chặt dây cung để kéo dịch chuyển răng. Sau đó bạn sẽ dần quen với sự hiện diện của mắc cài, khay niềng và lực kéo răng thì sẽ cảm thấy bình thường.
Đau trước khi niềng răng
Cạo vôi răng: Trong quá trình vệ sinh răng miệng, nếu không kỹ càng sẽ tạo cơ hội cho các vụn thức ăn bám vào răng. Lâu ngày, tạo thành các lớp vôi trắng, cứng và bám chặt ở kẽ răng, gây mất thẩm mỹ. Khi đó, các bác sĩ sẽ tiến hành dùng máy khoan chuyên dụng để lấy cao răng ra. Quá trình cạo vôi gây cảm giác hơi tê nhức, có thể chảy máu tùy từng trường hợp.
Nong hàm: Ở nhiều trường hợp khách hàng có cung hàm hẹp hoặc bị lệch thì nong hàm là giải pháp tối ưu. Quá trình này sẽ kéo dài từ 2 cho đến hơn 3 tháng và giúp cho cung hàm trở về đúng vị trí. Nong hàm có thể gây cảm giá đau rát, nhất là khi khí cụ hằn ở trên lưỡi.
Niềng răng có đau không thì câu trả lời là có, thường sẽ đau nhất ở giai đoạn nong hàm (Nguồn: Zenyum)
Nhổ răng: Cảm giác đau đớn khi nhổ răng là điều không thể tránh khỏi khi niềng răng. Tuy nhiên, chỉ ở những trường hợp cần khoảng trống để chỉnh nha về đúng vị trí theo tỷ lệ chuẩn.
Gắn thun tách kẽ: Đối với nhiều người khi bắt đầu niềng răng thì gắn thun tách kẽ là giai đoạn gây đau nhức, khó chịu nhất. Các bác sĩ sẽ tiến hành đặt những vòng tròn bằng chất liệu cao su, nhỏ ở kẽ của răng số 6 và số 7. Gắn thun tách kẽ sẽ giúp tạo ra những khoảng trống cần thiết, giúp việc đặt khâu trở nên nhanh chóng hơn.
Niềng răng có đa u không tuỳ thuộc vào tình trạng cần điều trị của khách hàng (Nguồn: Zenyum)
Đau trong quá trình niềng răng
Gắn Minivis: Nếu bạn chưa biết thì Minivis là một công cụ dùng để chỉnh nha, được làm từ chất liệu Titanium. Minivis có dạng hình xoắn ốc, giúp cố định lực kéo bằng cách đặt ở vị trí xương hàm.
Siết răng: Có thể nói, siết răng là một trong những bước quan trọng nhất khi niềng răng. Thông thường, cứ khoảng 1 tháng sẽ siết răng một lần nhằm giúp răng được dịch chuyển theo đúng vị trí mong muốn. Mặc dù chỉ gây ra cảm giác hơi tê buốt nhưng các bác sĩ khuyên chỉ nên dùng các loại đồ ăn mềm như cháo,…Giai đoạn gắn mắc cài niềng răng có thể xem là giai đoạn đau nhất khi niềng răng (Nguồn: Zenyum)
Làm thế nào để không bị đau nhức khi niềng răng?
Lựa chọn loại mắc cài/khay niềng phù hợp
Niềng răng có đau không phụ thuộc khá nhiều vào việc bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài hay khay niềng trong suốt. Đối với các phương pháp niềng càng tiên tiến như niềng răng không mắc cài sẽ giảm thiểu cơn đau hiệu quả hơn so với các phương pháp niềng mắc cài.
Lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao
Tay nghề của bác sĩ cũng là một trong những yếu tố quyết định việc niềng răng có đau không. Khi lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, toàn bộ liệu trình niềng răng sẽ được triển khai một cách chính xác, khoa học.
Lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín
Cuối cùng, việc lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín cũng là yếu tố quyết định niềng răng có đau không. Đối với các cơ sở áp dụng công nghệ hiện đại vào quá trình thăm khám, sẽ giúp hạn chế các cơn đau trong suốt quá trình niềng.
Bí quyết giảm đau khi niềng răng
Không sử dụng thực phẩm quá cứng
Niềng răng có đau không còn phụ thuộc vào thực phẩm mà bạn ăn. Trong giai đoạn niềng răng cần phải ưu tiên các loại thực phẩm có độ mềm như đồ luộc, nước trái cây, sữa chua.
Niềng răng có đau không có thể bị ảnh hưởng bởi thực phẩm bạn dùng khi mới niềng răng (Nguồn: Zenyum)
Dùng sáp nha khoa để giảm đau
Sáp chỉnh nha cũng là một trong những cách giúp giảm đau vô cùng hiệu quả khi niềng răng. Cách dùng sáp cũng rất đơn giản, bạn bôi một ít sáp vào các mắc cài dễ gây cọ xát hay chảy máu. Khi đó, sáp nha khoa đóng vai trò là bao phủ, giảm lực ma sát gây tổn thương mô mềm.
Sáp nha khoa được sử dụng để giảm đau và khó chịu khi đeo niềng răng (Nguồn: Zenyum)
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu được phần nào niềng răng có đau không và các cách để giảm đau khi niềng răng.
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Niềng răng là gì:
Niềng răng có tốt không Niềng răng có tác dụng gì Niềng răng bao nhiêu tiền Niềng răng mất bao lâu Bảng giá niềng răng Niềng răng 1 hàm Có nên niềng răng không Niềng răng có hại không
Nguồn: VNCare
0 Nhận xét