Áp xe răng là gì? Cách phòng ngừa áp xe răng

Áp-xe Răng Là Gì?

Áp-xe răng là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, xuất hiện ở phần trong của răng, nơi tích tụ mủ và có thể gây đau đớn mức độ vừa đến nặng ở người bệnh. Áp-xe răng xuất hiện khi sâu răng không được điều trị trong một thời gian dài hay khi một vết nứt hay sứt mẻ trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn tìm đường vào tủy răng (phần mềm bên trong răng) và gây nhiễm trùng.

Một khi vi khuẩn đã vào bên trong, nó sẽ lan đến chân răng, vừa gây viêm vừa gây sưng. Khi tình trạng viêm nhiễm diễn ra, nó sẽ dồn mủ vào một chỗ hẹp (gọi là ổ áp-xe) ở đầu chân răng, nơi có vết sưng tấy.

Dấu hiệu và triệu chứng của áp xe là gì?

  • Đau răng dai dẳng, đau nhói hoặc dữ dội
  • Vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ
  • Đau khi nhai hay cắn
  • Sốt
  • Sưng ở mặt hoặc má
  • Các hạch bạch huyến dưới hàm hoặc trong cổ bị mềm hoặc sưng lên.
  • Chất lỏng có mùi hôi chảy ra trong miệng sau khi hết đau có nghĩa là áp-xe đã vỡ.

Các Yếu Tố Nguy Cơ Khác

Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ bị áp-xe răng:Các Thói Quen Răng Miệng Xấu - Nếu bạn không chải răng hay dùng chỉ nha khoa hàng ngày (khuyến nghị hai lần hay nhiều hơn mỗi ngày), điều này có thể gia tăng đáng kể nguy cơ các biến chứng răng miệng như viêm nướu, áp-xe răng và sâu răng.
Chế Độ Ăn Nhiều Đường — Quá nhiều đường không tốt cho cơ thể bạn và đặc biệt gây áp lực lên răng bạn. Nước soda, đồ ngọt và các đồ ăn có lượng đường cao có thể gây sâu răng rồi nhanh chóng chuyển thành các vết nhiễm trùng hoặc áp-xe răng.
Các Vấn Đề Sức Khỏe Khác — Bạn có bị tiểu đường hay bất kỳ bệnh tự miễn nào không? Nếu có, chúng có thể làm tăng khả năng bị áp-xe răng, do đó, chăm sóc răng miệng cẩn thận và kiểm tra tổng thể thường xuyên là điều cần thiết.

Khi Nào Bạn Nên Tham Vấn Nha Sĩ?

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu hay triệu chứng nào được liệt kê bên trên, bạn nên gặp nha sĩ của mình ngay lập tức, đặc biệt, nếu bạn bắt đầu bị sưng mặt hay bị sốt. Nếu nha sĩ không thể thăm khám cho bạn ngay, bạn nên cấp cứu tại các phòng khám đa khoa vì những triệu chứng này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng đã có thể lan đến hàm và mô xung quanh.

Cách duy nhất giúp bạn hết đau và thoát khỏi tình trạng này là được điều trị răng miệng đúng cách. Bạn có thể cảm thấy mức độ đau đớn giảm đi khi ổ áp-xe đã vỡ, nhưng bạn vẫn cần sự hỗ trợ chuyên môn. Tình trạng viêm nhiễm có thể lan đến các phần khác ở hàm và các phần ở đầu và cổ và ở kịch bản tồi tệ nhất, nó có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, là một dạng nhiễm trùng toàn thân có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.

Xét Nghiệm và Chẩn Đoán

Ngoài khám răn định kỳ, nha sĩ của bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm chuyên biệt để xác nhận bạn có răng bị áp-xe hay không:Gõ Lên Răng — Răng bị áp-xe thường rất nhạy cảm với va chạm và áp lực, vì vậy nha sĩ của bạn có thể áp dụng cả hai cách này đối với răng bị ảnh hưởng để xác định mức độ đau của bạn.
X-quang - Chụp X-quang, hay xét nghiệm hình ảnh khác (như chụp CT) có thể giúp xác định áp-xe, vì thế nha sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra tình trạng.
Xét Nghiệm — Nếu dòng kháng sinh đầu tiên không giúp chống lại nhiễm trùng, nha sĩ của bạn có thể lấy mẫu chỗ nhiễm trùng để tìm ra loại vi khuẩn đang gây ra tình trạng đó. Điều này sẽ giúp xác định một phác đồ điều trị hiệu quả hơn.

Điều Trị áp-xe Răng

Điều trị áp-xe bao gồm dẫn lưu ổ áp-xe và loại bỏ vùng nhiễm trùng. Bản thân răng có thể được cứu nhờ điều trị tủy răng, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể cần phải được loại bỏ hoàn toàn. Nếu để áp-xe răng không được điều trị, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Nha sĩ hay bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn có thể đề xuất những vấn đề sau:Quy Trình Điều Trị Tủy Răng — Nếu có thể, nha sĩ của bạn sẽ cố gắng cứu răng bạn bằng cách lấy tủy răng. Răng được làm sạch và khử trùng bên ngoài, khoan sâu và làm sạch từ bên trong, sau đó được trám bằng xi măng kết dính an toàn để khôi phục lại cấu trúc (và bảo vệ răng khỏi bị nhiễm trùng trở lại). Nếu được chăm sóc tốt, chiếc răng này sẽ tồn tại cả đời.
Nhổ Răng Bị Ảnh Hưởng — Nhổ răng là phương án cuối cùng, nhưng nếu không thể cứu được chiếc răng, nha sĩ của bạn sẽ chọn phương án này để bảo vệ sức khỏe phần còn lại của khoang miệng. Một khi răng bị nhổ, ổ áp-xe sẽ được dẫn lưu hoàn toàn và được vệ sinh để tránh nhiễm trùng thêm.
Kháng Sinh — Nếu nhiễm trùng tập trung quanh khu vực áp-xe, bạn có thể không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng đã lan rộng ra ngoài ổ áp-xe, nha sĩ của bạn sẽ kê kháng sinh để giúp làm chậm hay giảm nhiễm trùng, đặc biệt nếu bạn bị suy giảm hệ miễn dịch.

Trong khi khu vực này lành lại, nha sĩ có thể khuyến nghị bạn súc miệng với nước muối ấm thường xuyên và uống thuốc giảm đau không kê đơn khi cần thiết để giúp giảm bớt cảm giác khó chịu bạn có thể gặp phải.

Phòng Ngừa áp-xe Răng

Bạn có thể ngăn ngừa áp-xe răng nhờ việc chăm sóc răng miệng đúng cách, có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khám răng định kỳ. Đây là một số hướng dẫn chung để đảm bảo bạn có một khoang miệng khỏe mạnh.Uống nước có chứa hàm lượng Fluoride cho phép.
Dùng kem đánh răng có Fluoride khi chải răng hai lần một ngày (hoặc sau mỗi bữa ăn)
Nếu lông bàn chải của bạn bị sờn, hãy thay bàn chải. Hoặc, đơn giản là thay bàn chải mỗi 3-4 tháng.
Vệ sinh răng hàng ngày bằng chỉ nha khoa hoặc dụng cụ làm sạch kẽ răng.
Dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc có chứa Fluoride giúp loại bỏ các mảnh vụ thức ăn còn sót lại sau mỗi bữa ăn.
Thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng hơn và không có đường.
Kiểm tra răng miệng tổng quát và làm sạch định kỳ.    

Nếu bạn có câu hỏi về hay cảm thấy bạn có thể đang ở giai đoạn đầu của áp-xe răng, hãy liên hệ ngay với nha sĩ của bạn để thăm khám. Nha sĩ của bạn sẽ giải đáp các câu hỏi của bạn và quyết định xem bạn có cần điều trị áp-xe răng không.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét