Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Vậy một số biểu hiện và nguyên nhân của tình trạng này là gì? Có cách nào điều trị hiệu quả vấn đề rối loạn kinh nguyệt hay không? Cùng Kotex tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
1. Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kỳ kinh của phụ nữ thường kéo dài 4-7 ngày. Còn chu kỳ kinh nguyệt thường lặp lại sau 28 ngày, nhưng khoảng thời gian này cũng có thể dao động từ 21-35 ngày.
Rối loạn kinh nguyệt là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh ở phụ nữ, số ngày hành kinh và lượng máu kinh so với chu kỳ bình thường trước đó. Đó có thể là triệu chứng của một căn bệnh, vấn đề về nội tiết, tổn thương ở cơ quan sinh sản của phụ nữ, và đôi khi chỉ là do sự thay đổi của môi trường và hoàn cảnh sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở phụ nữ trong nhiều độ tuổi, nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau như dậy thì, sinh nở, mãn kinh,… Nếu vấn đề này không được điều trị sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý và chức năng sinh sản của phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt được hiểu là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh. Nguồn: Sưu tầm
2. Một số biểu hiện của triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
2.1 Sự thay đổi bất thường về chu kỳ kinh nguyệt
Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn dài hơn 35 ngày hoặc ngắn hơn 22 ngày và ngay cả khi bạn gái chưa có kinh từ 6 tháng trở lên.
2.2 Sự thay đổi bất thường về lượng máu
Là khi số lượng và ngày có kinh bất thường.
Cường kinh: Hay còn gọi là băng kinh, lượng máu kinh lớn hơn 20ml/kỳ.
Thiểu kinh: Số ngày có kinh dưới 2 ngày, lượng kinh dưới 20ml/kỳ.
Rong kinh: Số ngày kinh kéo dài hơn 7 ngày.
Màu sắc kinh nguyệt: Thường là kinh có màu đỏ sẫm, mùi tanh nhẹ, không bị đông. Sẽ bất thường nếu máu kinh bị vón cục, có màu đỏ tươi hoặc hồng nhạt.
3. Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
Rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm vì nó gây ra các vấn đề như:
Nguy cơ bị vô sinh: Nếu kinh nguyệt bị rối loạn do rụng trứng không đều hoặc nhiễm trùng làm tắc ống dẫn trứng, bạn gái có thể khó mang thai hơn.
Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn phụ khoa. Do đó, rối loạn kinh nguyệt một phần khiến cho việc quan hệ của các bạn trở nên khó khăn hơn.
Thiếu máu: Tình trạng rong kinh và ra máu kéo dài có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, xanh xao, rối loạn nhịp tim, khó thở,…
Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài không chỉ mang đến những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như viêm âm đạo, viêm buồng trứng,...
Các bệnh nguy hiểm: Đôi khi rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện của mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung và các bệnh lý khác. Nếu đi khám và chữa trị muộn sẽ rất nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến sắc đẹp của phụ nữ: Estrogen và Progesterone là hai hormone cội nguồn của vẻ đẹp phụ nữ. Do đó, sự rối loạn của các nội tiết tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc và tuổi thanh xuân của phụ nữ, làm cho khí huyết lưu thông kém khiến làn da không mịn màng, chị em hay cáu gắt, nóng nảy,… Không những vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin và làm cho chất lượng cuộc sống giảm sút đáng kể.
Rối loạn kinh nguyệt gây ra các bệnh phụ khoa nguy hiểm. (Nguồn: Sưu tầm)
4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt
4.1 Thay đổi nội tiết tố
Trong suốt thời gian dậy thì, cơ thể bạn gái trải qua những thay đổi lớn. Có thể mất vài năm để lượng hormone estrogen và progesterone đạt được mức cân bằng thích hợp và hiện tượng kinh nguyệt không đều thường xảy ra vào thời điểm này.
Sự cân bằng nội tiết tố bị ảnh hưởng ở mọi giai đoạn của cuộc đời người phụ nữ bao gồm dậy thì, mãn kinh, mang thai, sinh con và cho con bú.
Thời kỳ mãn kinh của phụ nữ là 12 tháng sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Sau khi mãn kinh, phụ nữ sẽ không còn kinh nguyệt nữa.
Tiền mãn kinh, suy giảm buồng trứng, thay đổi nội tiết tố nữ đều là yếu tố dẫn đến thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và lượng máu kinh.
Hầu hết phụ nữ không có kinh nguyệt khi cho con bú.
Khi mang thai, kinh nguyệt cũng sẽ ngừng lại.
4.2 Thay đổi thói quen ăn, uống sinh hoạt
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể xảy ra khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống như:
Phụ nữ thay đổi chế độ ăn vì muốn tăng cân, giảm cân,...
Do áp lực và căng thẳng của công việc nên ăn uống không điều độ.
4.3 Tâm lý căng thẳng
Phụ nữ làm việc và suy nghĩ quá nhiều có thể làm mất ổn định nội tiết tố. Khi nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn sẽ trở thành một trong những nguyên nhân khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
4.4 Giảm cân và tập thể dục quá sức
Tập thể dục quá sức cũng làm tăng lưu lượng kinh nguyệt và kéo dài thời gian kinh nguyệt. Thay đổi chế độ ăn uống để giảm cân cũng có thể làm gián đoạn kinh nguyệt.
4.5 Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây rối loạn kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc tránh thai, tiểu đường và cao huyết áp.
Thuốc tránh thai gây rối loạn kinh nguyệt. (Nguồn: Sưu tầm)
4.6 Các bệnh lý viêm phụ khoa
Rối loạn kinh nguyệt còn do mắc các bệnh lý khác nhau như u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,...
5. Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt
5.1 Giữ tâm lý thoải mái và tích cực
Hãy cố gắng làm việc và sống trong môi trường sạch sẽ, trong lành, ít căng thẳng. Bạn gái có thể tập suy nghĩ về những điều vui vẻ, tích cực hơn và thư giãn bằng cách nghe nhạc, đi chơi hoặc nói chuyện với bạn bè.
5.2 Ăn uống lành mạnh và đủ chất
Xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh thông qua việc tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết.
5.3 Thăm khám bác sĩ khi thấy có dấu hiệu bất thường
Nếu các triệu chứng càng có dấu hiệu bất thường, tình trạng kinh nguyệt rối loạn không cải thiện, hãy chủ động đi bệnh viện khám ngay để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
5.4 Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc tránh thai khẩn cấp
Việc sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá có thể trực tiếp gây ra những ảnh hưởng đến nội tiết tố trong cơ thể. Điều này có thể làm cho kinh nguyệt phụ nữ không đều. Vì vậy, phụ nữ cần hạn chế sử dụng chất kích thích để duy trì tình trạng ổn định kỳ nguyệt san.
Kotex đã chia sẻ về vấn đề rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Hy vọng qua bài viết này, các bạn gái đã có thể biết được những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị khi kinh nguyệt bị rối loạn. Chị em hãy nhớ rằng sản phẩm băng vệ sinh Kotex luôn đồng hành và chăm sóc chu đáo cùng các bạn, giúp hiểu hơn về những ngày ''đèn đỏ''. Mong bạn luôn tràn đầy niềm vui, tự tin vào bản thân và làm những điều phi thường nhé!
Nguồn: Kotex
0 Nhận xét