Đau bụng kinh là một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau này khiến các nàng cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí là kiệt sức. Vậy đau bụng kinh là gì? Nguyên nhân cũng như cách làm giảm đau bụng kinh như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng Kotex nhé.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là tình trạng đau bụng quặn thắt ở vùng bụng dưới mỗi khi hành kinh hoặc trước những ngày hành kinh. Cơn đau bụng kinh thường khiến bạn cảm thấy khó chịu, có lúc đau từng cơn, chân tay có dấu hiệu bủn rủn không có sức lực. Do đó, mỗi khi đến “ngày đèn đỏ” thường là “nỗi ám ảnh” của nhiều bạn gái, gây cản trở nhiều trong những sinh hoạt thường ngày.
Đau bụng kinh gây ra những cơn đau quặn thắt vùng bụng dưới (Nguồn: Sưu tầm)
Phân loại đau bụng kinh
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát là tình trạng xuất hiện những cơn đau lặp lại mỗi khi đến chu kỳ kinh, không có sự can thiệp bởi những bệnh lý khác. Biểu hiện của đau bụng kinh nguyên phát là bụng dưới sẽ có cảm giác đau, co thắt kèm theo đau lưng trước 1-2 ngày hành kinh hoặc khi hành kinh. >
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà cơn đau ở mức độ nhẹ đến nặng. Thông thường, đau bụng kinh nguyên phát thường kéo dài từ 12–72 giờ. Ở một bạn gái ngoài đau bụng kinh còn có thể kèm theo cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, thậm chí tiêu chảy nhẹ.
Đau bụng kinh thứ phát
Đây là cơn đau bụng kinh có liên quan đến một bệnh lý hoặc một rối loạn nào đó ở cơ quan sinh sản của phụ nữ. Một số bệnh lý thường gặp như bệnh tuyến tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng hoặc u xơ tử cung.
Những cơn đau bụng kinh này thường xuất hiện trước hoặc vào ngày đầu hành kinh. Đặc biệt, đau bụng kinh thứ phát sẽ không kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy hay buồn nôn như đau bụng kinh nguyên phát.
Đau bụng kinh thứ phát là bệnh lý nguy hiểm cần đi thăm khám kịp thời (Nguồn: Sưu tầm)
Triệu chứng đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh có rất nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào cơ địa và sức khỏe của mỗi người. Dưới đây là một vài triệu chứng đau bụng kinh thường gặp ở các bạn gái:
Xuất hiện những cơn đau quặn hoặc đau trằn ở vùng bụng dưới. Thậm chí có lúc đau dữ dội, bủn rủn tay chân.
Xuất hiện cơn đau trước 1-2 ngày hành kinh. Và cơn đau đạt mức độ cao nhất thường diễn ra khoảng 24 giờ sau hành kinh, sau đó giảm dần ở ngày thứ 2-3.
Tần suất diễn ra liên tục, đau âm ỉ rất khó chịu.
Kèm theo một số triệu chứng khác như đau vùng lưng, lan xuống dưới đùi,...
>> Tham khảo: Cách giảm đau bụng kinh
Ngoài ra, ở một số bạn gái mỗi khi đến tháng, không chỉ bị đau bụng kinh mà còn đi kèm với những triệu chứng khác như:
Tiêu chảy nhẹ (đi ngoài phân lỏng)
Buồn nôn
Đổ mồ hôi nhiều
Đau đầu, chóng mặt
Chướng bụng, đầy hơi hoặc táo bón
Mệt mỏi, không có sức lực,.…
Nguyên nhân gây nên tình trạng đau bụng kinh
Sự co thắt quá độ của tử cung
Những cơn đau co thắt tử cung giữa người bình thường và người đau bụng kinh cơ bản sẽ tương tự nhau. Tuy nhiên, mỗi khi tới ngày hành kinh, tử cung phải co thắt nhiều để đẩy máu kinh ra ngoài. Sự co thắt liên tục mà không được thả lỏng dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.
Tính chất máu kinh nguyệt
Trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung có chứa prostaglandin (PG), mỗi khi hành kinh hàm lượng chất này tăng cao làm co thắt cơ tử cung. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, người đau bụng kinh có hàm lượng PG trong máu cao hơn so với người bình thường.
Bên cạnh đó, hàm lượng PGE2 và PGF2a trong cơ thể cũng có khác nhau. Tỷ lệ GPF2a/PGE2 của chu kỳ kinh thường không tương đồng có thể dẫn đến sự co thắt cơ tử cung, gây ra những đau đớn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh (Nguồn: Sưu tầm)
Đau bụng kinh do một vấn đề sức khỏe khác
Nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh cũng có thể là bạn đang gặp vấn đề sức khỏe hoặc mắc phải bệnh lý khác như:
Lạc nội mạc tử cung: Đây là tình trạng khi tế bào niêm mạc tử cung phát triển trong ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc mô lót trong khung chậu.
U xơ tử cung: Khối u gây áp lực lên tử cung dẫn đến tình trạng đau khi có kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt: Làm cho nội tiết tố bị thay đổi 1-2 tuần trước chu kỳ kinh nguyệt làm cho tình trạng đau bụng kinh kéo dài hơn.
Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung nhỏ sẽ ảnh hưởng đến đến dòng chảy kinh nguyệt, đồng thời làm tăng áp lực lên tử cung khiến bạn đau vùng bụng dưới.
Viêm vùng chậu: Nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua đường tình dục gây ra.
Đau bụng kinh liên quan đến dụng cụ tránh thai
Các dụng cụ tránh thai như vòng tránh thai cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh. Vòng tránh thai có công dụng ngăn chặn quá trình thụ tinh nhưng cũng vô tình là tác nhân gây ra những cơn đau bụng kinh ở nhiều chị em phụ nữ.
Nếu sau khi đặt vòng tránh thai mà nhận thấy kinh nguyệt không đều, dịch âm đạo có mùi, đau khi quan hệ hoặc chảy máu bất thường thì bạn nên đi khám ngay, để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Do chế độ ăn uống
Thói quen ăn uống cũng là nguyên nhân gây đau bụng kinh ở nhiều bạn gái. Nếu bạn thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm mặn hoặc đồ đóng hộp,...gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng do cơ thể phải giữ nước nhiều hơn. Hoặc nếu bạn sử dụng nhiều caffeine cũng sẽ kích thích tử cung co thắt nhiều khiến tình trạng đau bụng kinh nặng hơn. Tốt nhất bạn nên hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Acid arachidonic, thực phẩm nhiều đường, đồ uống có cồn,...để tránh tình trạng đau bụng kinh, đau vùng ngực, đầy hơi mỗi khi đến tháng.
Phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh
Siêu âm: Với phương pháp này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác về cổ tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,...nhờ vào sóng âm.
Xét nghiệm hình ảnh: Chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho ra những hình ảnh chân thực, chi tiết hơn so với siêu âm. Từ có, các bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn chính xác hơn.
Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này nhằm giúp phát hiện những vấn đề liên quan đến các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tử cung hoặc mang thai ngoài tử cung,...nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng kinh.
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán đau bụng kinh nhanh chóng và hiệu quả (Nguồn: Sưu tầm)
Giảm đau bụng kinh với một số biện pháp đơn giản
Đau bụng kinh thường khiến bạn mệt mỏi, chóng mặt làm ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt thường ngày. Để làm giảm những cơn đau bụng kinh khó chịu bạn có thể thử áp dụng các biện pháp chữa đau bụng kinh sau đây:
Chườm nóng: Bạn có thể sử dụng túi nước ấm hoặc đệm sưởi ấm để làm ấm vùng bụng dưới, làm giảm các cơn đau, thư giãn cơ.
Tập thể dục nhẹ nhàng bằng cách đi dạo, thực hiện các động tác yoga đơn giản để giúp thư giãn tinh thần, giải phóng hormone endorphin.
Thực hiện massage nhẹ nhàng vùng bụng dưới hoặc vùng lưng, vùng chậu để hạn chế tình trạng đau bụng mỗi khi hành kinh.
Pha các loại trà thảo mộc tự nhiên để uống, không nên uống lạnh.
Nếu xuất hiện những cơn đau dữ dội bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để uống thuốc giảm đau chuyên dụng.
Bổ sung thêm sắt cho cơ thể: Vào mỗi kỳ kinh nguyệt, cơ thể bị mất nhiều máu làm cho bạn mệt mỏi, hãy bổ sung thêm sắt giúp làm giảm tình trạng trên.
Nếu những bạn gái nào thường xuyên bị đau bụng kinh thì có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này, cũng như cách làm giảm đau mỗi khi hành kinh nhé. Hy vọng, những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Kotex để tìm hiểu về kiến thức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm băng vệ sinh của Kotex dành riêng cho “ngày ấy” nhé.
0 Nhận xét