Ngày nay, niềng răng đang là giải pháp chỉnh nha phổ biến tại Việt Nam. Tuy vậy, nhiều khách hàng vẫn đang băn khoăn niềng răng có tốn nhiều thời gian hay không? Nếu chưa biết, bạn hãy theo dõi bài viết sau để tìm hiểu về quy trình niềng răng nhé!
Quy trình niềng răng diễn ra như thế nào?
Bước 1: Khám, chụp X-quang, xác định tình trạng
Đây là bước đầu tiên mà khách hàng nào cũng đều phải trải qua. Các nha sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát để quan sát tình trạng răng miệng. Sau đó, nha sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng phương pháp niềng răng phù hợp nhất.
Hình ảnh mô phỏng quá trình chụp hình khung hàm của một khách hàng trước khi niềng răng thẩm mỹ
Bước 2: Tư vấn kế hoạch niềng răng
Ở mỗi phương pháp niềng răng sẽ có liệu trình khác nhau. Vì vậy mà các nha sĩ cần phải tư vấn để khách hàng nắm rõ thông tin hơn. Nhìn chung, bạn sẽ được tư vấn về các mốc thời gian và lưu ý khi niềng răng. Bước này cũng giúp bạn hình dung răng sẽ được dịch chuyển như thế nào sau khi niềng.
Nha sĩ tiến hành tư vấn kế hoạch niềng răng (Nguồn: Zenyum)
Bước 3: Thiết kế mắc cài hoặc khay niềng răng
Sau khi đã lấy dữ liệu răng của khách hàng, đơn vị thẩm mỹ răng sẽ thiết kế mắc cài, khay niềng. Khách hàng sẽ được thử nhiều lần, đến khi nào mắc cài hoặc khay niềng phù hợp thì thôi.
Bước 4: Cạo vôi, làm sạch răng
Vệ sinh răng miệng tổng quát cũng là một giai đoạn khá quan trọng trong quy trình niềng răng. Nha sĩ sẽ giúp bạn cạo sạch các mảng bám, vôi ở kẽ răng bằng máy khoan chuyên dụng. Trường hợp nếu răng quá nhạy cảm, có thể cạo 2 lần để đảm bảo răng miệng đã sạch sẽ.
Bước 5: Lắp niềng răng
Lắp mắc cài hoặc khay trong suốt là bước tiếp theo mà khách hàng phải trải qua. Cứ mỗi lần tái khám, nha sĩ sẽ giúp bạn chỉnh lại mắc cài hoặc khay cho tương thích với răng. Một số trường hợp sẽ được cắt bớt dây vòm để niềng không va chạm vào má.
Bước 6: Tháo niềng răng
Sau một thời gian nhất định, tuỳ mức độ của răng, thông thường từ 1 cho đến dưới 3 năm, khách hàng sẽ được tháo niềng. Để đảm bảo răng không bị dịch chuyển trở lại sau khi niềng răng, các nha sĩ sẽ theo dõi thường xuyên. Khách hàng cũng nên lưu ý chăm sóc răng miệng khi niềng răng kỹ càng ở bước cuối cùng này.
Những điều cần lưu ý trước, trong và sau quá trình niềng răng
Trước khi bắt đầu đeo niềng răng
Xác định rõ tình trạng răng miệng: Đây là việc làm vô cùng quan trọng trước khi niềng răng. Khách hàng phải khám tổng quát để nha sĩ biết được răng đang gặp phải vấn đề gì. Trường hợp răng bị hô, cấu trúc răng mọc quá phức tạp, nha sĩ cần tiến hành tiểu phẫu. Ngược lại, nếu răng bị hô nhẹ thì chỉ cần áp dụng phương pháp niềng răng như mắc cài, niềng răng trong suốt.
Trường hợp răng khấp khểnh một vài chiếc ở hàm trên hoặc hàm dướ có thể tham khảo niềng răng 1 hàm
Lựa chọn đơn vị niềng răng uy tín: Khách hàng cần phải lựa chọn cơ sở, thẩm mỹ răng chất lượng. Điều này giúp đảm bảo tỷ lệ thành công sau khi niềng, tránh lãng phí tiền bạc. Ngoài ra, việc lựa chọn đơn vị niềng răng cũng giúp hạn chế việc răng bị viêm nhiễm hoặc sử dụng mắc cài kém chất lượng.
Tham khảo thông tin của các phương pháp niềng răng: Trước khi bắt đầu niềng răng, chúng ta nên tìm hiểu về quy trình niềng răng qua báo chí hoặc các phương tiện thông tin.
Sử dụng thuốc giảm đau: Khi bước vào giai đoạn siết răng, nhiều khách hàng cảm thấy tê buốt, đau đớn. Đó là lực kéo của dây thun, mắc cài hoặc khay niềng trong suốt khiến cho răng dịch chuyển. Một vài trường hợp là do mắc cài va chạm với môi, lưỡi, má. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trên, hãy dùng thuốc giảm đau. Bạn có thể tham khảo các loại thuốc như acetaminophen, ibuprofen.
Tái khám định kỳ: Thời gian đầu khi siết răng, áp lực đè nén lên răng là rất lớn. Vì vậy mà cứ cách 1 cho đến 2 tuần, các nha sĩ sẽ yêu cầu bạn quay trở lại. Nếu có bất kỳ trục trặc nào, nha sĩ sẽ kịp thời chỉnh sửa để giúp khách hàng thoải mái hơn khi niềng.
Sau khi tháo niềng răng
Đeo hàm duy trì: Tùy vào mức độ dịch chuyển của răng sau khi niềng, nha sĩ sẽ yêu cầu đeo hàm duy trì. Lợi ích là giúp răng được cố định tại vị trí mới, hạn chế việc bị hô hoặc móm trở lại.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm cứng: Răng sau khi niềng vẫn còn rất yếu và đau. Vì vậy mà khách hàng nên ưu tiên ăn cháo, rau luộc hoặc các loại thực phẩm mềm khác. Tuy nhiên, sau phải 6 tháng từ khi tháo niềng, bạn đã có thể ăn uống bình thường.
Sau những thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình niềng răng.
>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Quy trình niềng răng:
Quy trình niềng răng trong suốt zenyum
Nguồn: VNCare
0 Nhận xét