Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại niềng răng mắc cài. Mỗi loại sẽ có ưu nhược điểm khác nhau nhưng đều có một mục đích chung là giúp cải thiện các tình trạng răng miệng như hô, vẩu, móm,….Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn về các loại niềng răng mắc cài, hãy Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Niềng răng mắc cài là gì?
Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha sử dụng các dụng cụ nha khoa (dây cung, mắc cài,…) để kéo răng vào đúng vị trí. Từ đó, các vấn đề răng miệng như hô, vẩu, móm,..đều được điều trị hiệu quả. Cho nên, đây là phương pháp thẩm mỹ răng được sử dụng thông dụng nhất tại các cơ sở nha khoa hiện nay.
2. Các loại niềng răng mắc cài
Nhu cầu niềng răng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, các phương pháp niềng răng không ngừng đổi mới và phát triển. Dưới đây là một số loại niềng răng mắc cài bạn có thể tham khảo:
Niềng răng mắc cài kim loại truyền thống
Mắc cài kim loại là loại mắc cài đầu tiên được sử dụng để niềng răng. Nhờ những đặc điểm nổi trội, phương pháp này vẫn được chuộng đến ngày nay.
Ưu điểm:
Mắc cài kim loại và dây cung tạo ra một lực kéo nhất định giúp răng luôn được điều chỉnh và đến đúng vị trí mong muốn.
Không ảnh hưởng đến khả năng nhai do mắc cài kim loại ít gây tổn thương khớp cắn.
Mắc cài có độ bền cao do được sản xuất từ thép không gỉ. Một số mắc cài còn được chế tạo từ vàng.
Chi phí niềng răng ít tốn kém hơn các loại mắc cài khác.
Mắc cài kim loại là phương pháp niềng mắc cài phổ biến nhất (Nguồn: Zenyum)
Nhược điểm:
Mắc cài nằm trên mặt ngoài răng nên có thể gây mất thẩm mỹ.
Khi hoạt động phải cẩn thận bởi va chạm mạnh sẽ khiến mắc cài bị bung.
Gây tổn thương niêm mạc miệng do cọ xát với mắc cài.
Một số trường hợp dị ứng kim loại gây kích ứng nướu.
Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc
Niềng răng mắc cài tự buộc là phiên bản nâng cấp của phương pháp mắc cài kim loại truyền thống. Thay vì sử dụng thun cố định dây cung, phương pháp này đã dùng chốt khóa đóng tự động.
Ưu điểm:
Vì chốt có thể tự động đóng mở nên lực kéo tác động đều lên toàn bộ hàm răng. Điều này giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả cao nhất.
Phù hợp với nhiều tình trạng răng miệng khác nhau, kể cả các ca khó.
Thời gian niềng ngắn từ 18 – 24 tháng.
Dây cung khó bị tuột do chốt tự động có kết cấu chắc chắn.
Mắc cài kim loại tự buộc có chốt tự động chắc chắn, hạn chế tình trạng bung dây cung (Nguồn: Zenyum)
Nhược điểm:
Tính thẩm mỹ không cao vì mắc cài nằm lộ rõ trên răng.
Trong thời gian đầu sử dụng, bạn sẽ cảm thấy khó chịu và vướng víu bởi bộ niềng.
Niềng răng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ sử dụng mắc cài được làm từ chất liệu sứ, có màu sắc gần như là trùng với màu răng.
Ưu điểm:
Thành phần cấu tạo nên mắc cài an toàn, không gây ra các kích ứng cho người sử dụng.
Đảm bảo tính thẩm mỹ cho người niềng.
Chất liệu sứ được biết đến có tính chịu lực tốt, hạn chế tình trạng vỡ mắc cài xảy ra.
Mắc cài sứ có màu sắc gần như là trùng với màu răng nên đảm bảo được tính thẩm mỹ cho người niềng (Nguồn: Zenyum)
Nhược điểm:
Dễ bung hoặc tuột mắc cài.
Nếu không biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách, mắc cài sứ có thể bị ố và xỉn màu.
Niềng răng mắc cài mặt trong
Niềng răng mắc cài mặt trong có hình thức tương tự như niềng răng mắc cài kim loại hay sứ. Tuy nhiên, thay vì được gắn ở mặt ngoài, mắc cài trong phương pháp này sẽ nằm ở phần bên trong của răng.
Ưu điểm:
Có tính thẩm mỹ cao.
Không gây các thương tổn trên răng trong khi tháo mắc cài.
Bề mặt mắc cài nhẵn bóng, trơn láng nên ít gây tổn thương đến các cơ quan bên trong miệng như nướu, lưỡi,…
Niềng răng mắc cài mặt trong có tính thẩm mỹ cao vì mắc cài được gắn về phía trong của răng (Nguồn: Zenyum)
Nhược điểm:
Vì mắc cài được gắn vào bên trong nên việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp các trở ngại.
Trong thời gian đầu gắn mắc cài, nếu chưa quen có thể ảnh hưởng đến khả năng phát âm, thậm chí là nói ngọng.
3. Niềng răng mắc cài giá bao nhiêu?
Tùy vào từng loại niềng răng mắc cài, mà chi phí niềng sẽ có sự chênh lệch nhất định. Do đó, bạn nên cân nhắc đến các yếu tố về nhu cầu của bản thân cũng như điều kiện kinh tế hiện có trước khi quyết định lựa chọn hình thức niềng răng mắc cài phù hợp.
>>> Xem thêm: Niềng răng mắc cài trong suốt
Nguồn: VNCare
0 Nhận xét