Mất kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

  

Quá ốm hoặc quá mập đều không tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.Quá ốm hoặc quá mập đều không tốt cho chu kỳ kinh nguyệt.

2.6. Mất kinh nguyệt do tiền mãn kinh và mãn kinh 

Bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, đây cũng là giai đoạn chuyển đổi từ độ tuổi sinh sản sang tuổi không còn sinh sản, lượng estrogen trong cơ thể bắt đầu suy giảm. Giai đoạn này phụ nữ sẽ gặp những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt. “Ngày đèn đỏ” của các bạn gái có thể đến ít hơn hoặc thường xuyên hơn, lượng máu kinh có thể ít hoặc nhiều hơn bình thường. Khi đã mãn kinh, bạn sẽ không còn hành kinh nữa. Độ tuổi trung bình của phụ nữ khi mãn kinh là 51 tuổi.

Tham khảo: 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt trước 1 tuần dễ nhận biết nhất 

2.7. Do mang thai ngoài tử cung hoặc đang cho con bú 

Khi đã sử dụng đặt vòng để tránh thai, bạn sẽ không nghĩ đến khả năng mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn bị mất kinh do mang thai ngoài tử cung. Ở trường hợp này, bạn nên nhanh chóng thăm khám với bác sĩ phụ khoa để được siêu âm và kiểm tra vùng chậu kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể hoàn toàn không có kinh nguyệt hoặc bạn có thể có kinh nguyệt không thường xuyên hoặc rất nhẹ khi cho con bú, đặc biệt là nếu việc cho con bú cung cấp cho con bạn tất cả hoặc gần như toàn bộ lượng calo nạp vào.

Tham khảo: Làm sao để có kinh nguyệt trở lại? Nguyên nhân và cách điều trị

3. Khi nào cần đến bác sĩ nếu vô kinh kéo dài?

Khi bị hiện tượng mất kinh, các bạn gái không nên chủ quan và tự điều trị tại nhà. Cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra. Nếu bị mất kinh trong khoảng thời gian dài kèm theo các hiện tượng sau thì cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế.

  • Mất kinh trong khoảng hơn 3 chu kỳ kinh trở lên.

  • Rụng tóc nhiều hơn mức bình thường.

  • Nhức đầu và có thay đổi về thị lực.

  • Không trong thời kỳ cho con bú nhưng vùng ngực tiết ra sữa hoặc dịch.

  • Lông mặt mọc nhiều.

4. Làm sao để có kinh nguyệt trở lại?

Tình trạng mất kinh nguyệt kéo dài là dấu hiệu cho thấy việc mất cân bằng nội tiết tố. Nếu lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng hiếm muộn, thậm chí vô sinh. Do đó, kịp thời đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm sẽ giúp bạn có một sức khỏe sinh sản khỏe mạnh.

Bên cạnh việc điều trị chuyên khoa khi bị mất kinh thì bạn cũng cần thực hiện một số chú ý hỗ trợ sau:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học. 

  • Duy trì chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý với bản thân. 

  • Cân bằng giữa công việc, học tập và nghỉ ngơi. 

  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, ma túy. 

  • Khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng một lần. 

  • Lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sinh sản, giới tính uy tín, chất lượng trong ngày “đèn đỏ” như băng vệ sinh Kotex để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe. 

Tham khảo: Tìm hiểu và cách khắc phục rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì 

5. Tổng kết

Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng mất kinh nguyệt, nguyên nhân và cách điều trị. Và đừng quên, trong mọi hành trình các sản phẩm băng vệ sinh của Kotex sẽ luôn đồng hành và chia sẻ cảm giác khó chịu, bức bối cùng chị em chúng mình trong những ngày “đèn đỏ”.  Chúc các bạn gái trải qua những kỳ kinh thật nhẹ nhàng.

Nguồn: https://www.kotex.com.vn/cam-nang-ban-gai/chu-ky/mat-kinh-nguyet


Đăng nhận xét

0 Nhận xét