Có nên niềng răng khểnh không? Niềng bao lâu và chi phí

 

Trong một số trường hợp, răng khểnh được xem như một “nét duyên ngầm”. Tuy nhiên, vấn đề này có thể gây ra không ít trở ngại trong quá trình sinh hoạt hằng ngày cũng như sức khỏe răng miệng của bạn. Răng khểnh có nên niềng như các trường hợp khuyết điểm về răng khác không?

Tìm hiểu về răng khểnh

Răng khểnh là gì? Vai trò

Răng khểnh là răng thuộc nhóm răng nanh, nằm ở vị trí răng số 3, nằm ngay cạnh răng cửa số 2 và răng hàm nhỏ số 4.

Trong quá trình ăn nhai, răng khểnh có vai trò hỗ trợ nghiền nát thức ăn nhờ có cấu tạo khá sắc nhọn và có vị trí mọc ở góc cung hàm. Về mặt thẩm mỹ, nhiều người cho rằng răng khểnh cũng có vai trò lớn trong việc giúp nụ cười thêm thu hút hơn. Nếu chiếc răng này mọc lệch ở mức độ vừa phải, các răng còn lại trên cung hàm đều đẹp sẽ làm cho nụ cười trở nên duyên dáng và đặc biệt. Nhưng nếu răng mọc chìa ra ngoài quá nhiều sẽ làm cho nụ cười của bạn trở nên kém duyên, cần phải có giải pháp khắc phục. Ngoài ra một số răng khểnh còn khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn tới sâu răng.

Vì sao lại xuất hiện răng khểnh?

Có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc mọc răng khểnh như:

Di truyền: Phần lớn lí do khiến răng khểnh xuất hiện là từ sự di truyền. Tuy nhiên, việc răng khểnh do di truyền có thể mọc xấu hay đẹp tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Thói quen xấu lúc nhỏ: Răng khểnh có thể mọc bởi các thói quen như lấy tay hoặc lưỡi đẩy vào răng trong quá trình răng đang mọc làm xô lệch vị trí của răng

Kích thước răng quá to hoặc cung hàm quá nhỏ: Trường hợp răng vĩnh viễn mọc trước khi răng sữa kịp rụng gây nên tình trạng răng chen lấn, làm lệch hướng răng nanh. Hoặc các răng mọc có kích thước quá to, dẫn đến việc không đủ cung hàm để mọc nên răng nanh bị trồi ra ngoài, tạo nên răng khểnh.

Nếu răng khểnh mọc chìa ra ngoài quá nhiều sẽ làm cho nụ cười kém duyên, cần được khắc phục

Nếu răng khểnh mọc chìa ra ngoài quá nhiều sẽ làm cho nụ cười kém duyên, cần được khắc phục (Nguồn: Zenyum)

Có nên niềng răng khểnh không?

Về cơ bản, niềng răng khểnh cũng tương tự như các khuyết điểm về răng khác, có thể lựa chọn một trong những phương pháp niềng răng sau:

Niềng răng mắc cài kim loại

Ở phương pháp niềng răng khểnh này, bạn sẽ được gắn các mắc cài bằng kim loại trực tiếp vào răng để tạo lực tác động, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn. Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp phổ biến, tuy nhiên thời gian niềng lâu, kém thẩm mỹ cùng nhiều trải nghiệm khó chịu suốt quá trình niềng răng.

Mức giá niềng răng mắc cài kim loại thường ở mức 30.000.000 – 35.000.000 VNĐ tùy theo độ phức tạp của răng.

Niềng răng trong suốt Zenyum

Bên cạnh hai phương pháp niềng răng khểnh truyền thống , niềng răng trong suốt Zenyum là lựa chọn đang được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ cũng như hiệu quả chỉnh nha. Niềng răng trong suốt Zenyum là giải pháp chỉnh nha uy tín đến từ Singapore, hiện đã có mặt tại 8 quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam.

Zenyum có khả năng điều chỉnh hiệu quả cho nhiều trường hợp như hô, móm, khấp khểnh… Với mức giá niềng răng trong suốt chỉ từ 37 .000.000 VNĐ, bạn đã có thể tiếp cận được phương pháp chỉnh nha tiên tiến, mang lại hiệu quả vượt trội hiện nay.

Nhờ sử dụng công nghệ hiện đại, liệu trình niềng răng trong suốt Zenyum chỉ mất khoảng 3-9 tháng đối với các trường nhẹ và vừa, 8-15 tháng với các trường hợp phức tạp để thấy được sự thay đổi của răng. Hơn nữa, xét về tính thẩm mỹ thì niềng răng trong suốt được xem là giải pháp tối ưu, giúp bạn có một liệu trình vô cùng thoải mái. Bạn có thể dễ dàng tháo lắp khay niềng khi cần và gần như rất khó nhận ra bạn đang đeo niềng răng với Zenyum.

Niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp chỉnh nha hiện đại đến từ Singapore

Niềng răng trong suốt Zenyum là phương pháp chỉnh nha hiện đại đến từ Singapore (Nguồn: Zenyum)

 

Trên đây là những thông tin cơ bản về niềng răng khểnh dành cho những bạn có nhu cầu tham khảo.

>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Răng khểnh:

Nên niềng răng khểnh không Niềng răng khấp khểnh Răng khấp khểnh có niềng được không Niềng răng khểnh Trồng răng khểnh Nhổ răng khểnh


 Nguồn: VNCare

Đăng nhận xét

0 Nhận xét