Có nên nhổ răng khểnh không? Giá bao nhiêu tiền?


Răng khểnh được xem là một nét duyên dáng giúp mang đến nụ cười có điểm nhấn hơn. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp răng khểnh mọc quá to sẽ cần phải có một số biện pháp để xử lí. Nên nhổ răng khểnh hoặc còn phương pháp nào khác? Cùng xem ngay nhé.

Răng khểnh là gì?

Răng khểnh là răng ở vị trí răng số 3, có xu hướng mọc chếch ra phía sau hoặc hoặc chìa ra phía trước, không thẳng hướng như các răng khác.

Trong một số trường hợp khi răng khểnh có kích thước vừa phải và không chìa ra quá nhiều sẽ được xem là một nét duyên dáng. Tuy nhiên với trường hợp ngược lại, bạn sẽ cần phải xử lí bởi răng sẽ gây mất thấm mỹ và khó vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.

Răng khểnh là răng mọc tại vị trí bất thường trên khuôn hàm, không mọc theo đường thẳng như thông thường

Răng khểnh là răng mọc tại vị trí bất thường trên khuôn hàm, không mọc theo đường thẳng như thông thường (Nguồn: Zenyum)

Răng khểnh gây ảnh hưởng như thế nào?

Với các trường hợp răng khểnh quá to hoặc chìa ra quá nhiều có thể mang đến nhiều ảnh hưởng về tính thẩm mỹ và sức khoẻ răng miệng nói chung:

◾ Gây mất thẩm mỹ: Răng khểnh khi mọc ở vị trí không đẹp trên khuôn hàm sẽ khiến cho hàm răng trở nên lộn xộn, thiếu tính thẩm mỹ và khiến cho người có loại răng này cảm thấy mất tự tin.

◾ Gây một số bệnh lý về răng miệng: Vị trí mọc của răng khểnh vô tình tạo ra khe hở với răng bên cạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bám lại ở kẽ răng, phát triển và gây nên các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu,…

◾ Cản trở quá trình vệ sinh răng miệng: Với vị trí mọc không thẳng hàng của răng khểnh trên khung hàm như vậy thì cũng khiến cho việc vệ sinh răng miệng không thuận lợi như bình thường. Bạn cần phải kết hợp nhiều phương pháp chăm sóc răng miệng khác như súc nước muối, dùng tăm nước,…thì mới có thể nâng cao hiệu quả làm sạch được.

◾ Sai lệch khớp cắn, ảnh hưởng đến lực nhai: Bản chất của răng khểnh là một loại răng nanh có nhiệm vụ xé thức ăn. Khi răng khểnh mọc lệch ra bên ngoài nhiều thì sẽ trở nên dư thừa, mất đi chức năng và khiến sức nhai bị ảnh hưởng.

Răng khểnh có thể gây một số bênh lý về răng miệng như iêm nha chu nếu vị trí mọc của răng tạo khe hở với răng liền kề

Răng khểnh có thể gây một số bênh lý về răng miệng như iêm nha chu nếu vị trí mọc của răng tạo khe hở với răng liền kề (Nguồn: Zenyum)

Có nên nhổ răng khểnh không?

Nếu răng khểnh mọc không làm hở môi và gây mất thẩm mỹ, không mọc chen chúc với các răng liền kề, không ảnh hưởng đến sức nhai thì bạn có thể lựa chọn giữ lại chiếc răng này để nụ cười có thêm phần duyên dáng. Tuy nhiên, nếu bạn có các bệnh lý về tim mạch và tiểu đường thì tuyệt đối không nhổ răng khểnh.

Trong trường hợp răng mọc lệch lạc quá mức trên khuôn hàm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, làm mất thẩm mỹ, gây nên các bệnh lý về răng như viêm nướu, viêm nha chu thì phương pháp nhổ răng khểnh nên được áp dụng.

Có thể thấy nhổ răng khểnh là cách nhanh chóng để xử lý triệt để vấn đề. Tuy nhiên, với nhiều người chỉ mong muốn điều chỉnh răng khểnh và không muốn mất đi răng này hoàn toàn, thì nhổ răng khểnh chưa phải là cách giải quyết tốt nhất.

Nhổ răng khểnh được áp dụng khi răng mọc lệch lạc quá mức trên khuôn hàmNhổ răng khểnh được áp dụng khi răng mọc lệch lạc quá mức trên khuôn hàm (Nguồn: Zenyum)

Nhổ răng khểnh bao nhiêu tiền?

Trên thị trường, chi phí nhổ răng khểnh không cố định mà sẽ có sự chênh lệch phụ thuộc nhiều vào phương pháp, kỹ thuật được áp dụng cũng như chất lượng của cơ sở nha khoa,….

Mức chi phí tham khảo của việc nhổ răng khểnh thường sẽ nằm ở mức 300.000 – 1.000.000 VNĐ.

Một số vấn đề cần lưu ý sau khi nhổ răng khểnh

Sau khi nhổ răng khểnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để nhanh chóng bình phục:

◾ Không sử dụng lưỡi hoặc để các dị vật chạm vào vùng vừa nhổ răng, tránh làm rách vết mổ gây chảy máu.

◾ Ăn thức ăn lỏng, mềm, hạn chế thực phẩm cứng,…để không làm tổn thương vết mổ.

◾ Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cảm thấy đau nhức sau khi hết thuốc tê thay vì tự ý mua thuốc bên ngoài.

◾ Nên sử dụng bàn chải có lông mềm để vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng khểnh.

Sử dụng bàn chải có lông mềm mại để vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng, tránh làm tổn thương vết thương

Sử dụng bàn chải có lông mềm mại để vệ sinh răng miệng sau khi nhổ răng, tránh làm tổn thương vết thương (Nguồn: Zenyum)

Trên đây là các thông tin về phương pháp nhổ răng khểnh. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết được rằng liệu bản thân có nên áp dụng giải pháp này để loại bỏ răng khểnh hay không để từ đó có những lựa chọn phù hợp.

>>> Xem thêm thông tin chi tiết về Răng khểnh:

Nên niềng răng khểnh không Niềng răng khấp khểnh Răng khấp khểnh có niềng được không Niềng răng khểnh Niềng răng khểnh bao lâu Trồng răng khểnh

Nguồn: VNCare


Đăng nhận xét

0 Nhận xét